Hẹp bao quy đầu, biểu hiện và cách điều trị

Hẹp bao quy đầu là tình trạng mà dương vật khi đã cương cứng nhưng bao quy đầu không thể tự tuột xuống để cho quy đầu có thể lộ ra ngoài được. Hẹp bao quy đầu được chia thành 2 dạng: Bị hẹp bao quy đầu sinh lý và bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, nếu không được điều trị kịp thời thì hẹp bao quy đầu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Hẹp bao quy đầu là như thế nào?




Bao quy đầu được hiểu là vùng da và niêm mạc che phủ đồng thời bảo vệ phần quy đầu (phần đầu dương vật) của dương vật. Đôi khi bao quy đầu cũng có thể xảy ra các trường hợp bất thường như dài bị dài hay hẹp bao quy đầu, trong đó trường hợp bị hẹp bao quy đầu thường có nhiều tác động xấu tới sức khỏe của người bệnh hơn so trường hợp bao quy đầu bị dài. Hẹp bao quy đầu cũng được chia thành 2 dạng là hẹp bao quy đầu do sinh lý và hẹp bao quy đầu do bệnh lý.

Hẹp bao quy đầu, biểu hiện và cách điều trị
Ảnh minh họa

Trường hợp hẹp bao quy đầu do sinh lý





Hẹp bao quy đầu sinh lý là trường hợp mà bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu cũng như lỗ tiểu lúc trẻ mới sinh. Cùng với sự phát triển của cơ thể, mà dương vật của trẻ cũng sẽ phát triển theo và các tế bào chết của thượng bì da ở bao quy đầu sẽ bong ra giúp cho bao quy đầu sẽ dần dần tự tách ra khỏi quy đầu. Các tế bào chết này cùng với 1 số chất bài tiết khác sẽ được thải ra ngoài khi đi tiểu tạo thành các chất màu trắng nằm ở ngay dưới lớp da của bao quy đầu. Những chất màu trắng này sẽ ngày càng nhiều, và nếu trẻ không bị hẹp bao quy đầu thì việc vệ sinh các chất này sẽ rất dễ dàng.





Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu thì chất cặn này khi tích tụ lại sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi - phát triển, và rất dễ dẫn tới tình trạng viêm bao quy đầu. Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh đều gặp phải tình trạng bao quy đầu bị hẹp do sinh lý tuy nhiên khi lớn lên, phần lớn bao quy đầu của trẻ sẽ tự tuột ra khỏi đầu của dương vật.

Trường hợp đến 3 - 4 tuổi mà bao quy đầu của trẻ vẫn không thể tự tuột ra khỏi quy đầu được, và đầu của dương vật vẫn bị che kín hoàn toàn thì trẻ đã bị hẹp bao quy đầu. Khi trẻ bị hẹp bao quy đầu sẽ làm cho trẻ bị khó tiểu hoặc làm cho vùng đầu dương vật bị sưng đỏ lên.

Hẹp bao quy đầu do bệnh lý




Hẹp bao quy đầu do bệnh lý hay còn gọi là hẹp bao quy đầu thứ phát thường là “kết quả” của sự viêm nhiễm đã dẫn tới sẹo xơ hóa ở các trường hợp bao quy đầu thông thường hoặc bao quy đầu bị dài (không bị hẹp bao quy đầu do sinh lý).



Hẹp bao quy đầu cũng có 2 mức độ là bán hẹp bao quy đầu và tình trạng bao quy đầu bị hẹp hoàn toàn:

  • Hẹp bao quy đầu bán phần là tình trạng mà bao quy đầu vẫn có thể tuột được khi dương vật ở trạng thái bình thường, nhưng khi ở trạng thái cương cứng thì bao quy đầu không thể tuột xuống và gây thắt nghẽn đầu dương vật.
Hẹp bao quy đầu, biểu hiện và cách điều trị 2
Ảnh minh họa
  • Hẹp bao quy đầu toàn phần là tình trạng mà bao quy đầu không thể tuột được dù cho dương vật ở trạng thái bình thường hay đã cương cứng


Điều trị hẹp bao quy đầu như thế nào?



Trường hợp nếu người trưởng thành bị hẹp bao quy đầu, thì cách điều trị thích hợp là thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu. Thế nhưng, nếu bao quy đầu chỉ bị hẹp bán phần thì bao quy đầu có thể tự lột dần.




Còn đối với trẻ khoảng 3 - 4 tuổi, thì có thể kết hợp dùng một số loại thuốc mỡ thoa ngoài da để xoa lên bao quy đầu và dùng tay để kéo da bao quy đầu ra, thực hiện khoảng 3 lần mỗi ngày, và kéo dài liên tục khoảng 1 tháng. Đây là một kĩ thuật khá đơn giản và tiết kiệm được chi phí, việc thực hiện rất dễ dàng, sẽ giúp cho bao quy đầu giãn ra và có thể lột ra khỏi đầu của dường vật.

Nếu việc thực hiện thoa thuốc và kéo giãn da bao quy đầu mà không đem lại kết quả tốt sau 3 tháng thực hiện thì, tiểu phẫu cắt bao quy đầu sẽ được chỉ định.

Nếu bạn còn gì thắc mắc thì có thể liên hệ với với chúng qua đường dây nóng 0650 368 9588 hoặc click vào chát tại ô [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn thêm.


 
DMCA.com Protection Status